7 lời khuyên khi đối đầu đối thủ mạnh hơn (phần 1)

Thời buổi bắt đối trên mạng, sẽ có ngày bạn gặp phải “phủi nặng”. Đừng đầu hàng khi bóng còn chưa lăn, thay vào đó hãy nỗ lực chuẩn bị thật tốt theo những lời khuyên dưới đây. Rất có khả năng bạn sẽ tránh được một kết quả thất vọng.

1. Giữ thái độ tích cực

Nhiều trường hợp gặp đối quá mạnh, các cầu thủ chưa đá đã thua từ trong tâm lý. Điều này vẫn xảy ra với ngay cả dân ăn tập chuyên nghiệp. Nhưng hãy suy nghĩ theo hướng tích cực, đằng nào cũng yếu hơn thì sao không ra sân với tâm trạng thoải mái nhất.

Mặc dù đối thủ sẽ gây ra nhiều khó khăn, song bạn cần biết cách duy trì động lực thi đấu (các đội chuyên nghiệp thường có HLV tâm lý chuyên trách mảng này) để chơi với khả năng tốt nhất vốn có, cộng thêm niềm tin rằng bạn có thể thu về một kết quả xứng đáng.

Trái bóng vốn tròn nên không thiếu những bất ngờ. Đặc biệt với bóng đá sân nhỏ (futsal hay sân 7), kỹ năng cầu thủ cũng chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định trận đấu, bên cạnh tinh thần, tính tổ chức, kỷ luật, khao khát, thể trạng vào thời điểm trận đấu diễn ra… Nếu bạn có sự chuẩn bị tốt hơn đối thủ thì mọi khả năng đều có thể.

Bóng đá sân nhỏ chứa đựng rất nhiều yếu tố bất ngờ

Bóng đá sân nhỏ chứa đựng rất nhiều yếu tố bất ngờ

2. Đoàn kết – không từ bỏ

Nếu đối phương có thực lực vượt trội, chắc chắn họ sẽ lựa chọn lối chơi tấn công áp đặt. Họ sẽ dồn ép đội bóng của bạn, đặt cầu môn của bạn dưới áp lực trong suốt cả trận. Hơn lúc nào các cầu thủ của bạn cần phải cùng nhau chống đỡ, giữ vững một khối thống nhất. 

Điều quan trọng lúc này là tinh thần của mỗi cá nhân, bởi chỉ cần một mắt xích có ý buông xuôi, lập tức đó sẽ là tử huyệt cho đối phương khai thác. Khi ấy, cả đội bóng rất dễ sụp đổ. Trên sân nhỏ, đôi khi một đội bóng có thể chiến thắng nhờ vào tinh thần. Nếu ai xem trận đấu giữa Tin lớn & Anh em gặp EOC ở vòng cuối HPL S4 vừa rồi chắc sẽ hiểu.

Highlight EOC 1-2 Tin lớn & Anh em (Vòng 11 HPL S4)

NỘI DUNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI ĐÂY
Độ cao sẽ thay đổi tùy theo nội dung đã xuất bản

Nhập trận với một tinh thần vững vàng, một trận đấu khó khăn sẽ trở thành trải nghiệm quý giá với đội bóng của bạn. Bạn sẽ khám phá ra ai là người thực sự sẵn sàng đổ mồ hôi, thậm chí cả máu vì đội bóng. Sự tự tin và đoàn kết cũng sẽ được nâng lên sau những trận chiến như vậy.


3. Đeo bám như hình với bóng

Những trận đấu kiểu này không có chỗ cho sự lơ là. Bạn không được phép cho đối phương thoải mái chơi bóng hoặc cơ đội dứt điểm thuận lợi. Khi phòng ngự, tất cả các vị trí đều phải tìm cách theo người. Bạn phải phòng ngự ngay từ tuyến trên cùng. Người ở gần nhất cầu thủ đối phương đang giữ bóng có nhiệm vụ gây áp lực ngay lập tức, trong khi phần còn lại phải đảm bảo rằng họ cũng đang bắt người ở phía sau.

Giữ khoảng cách hợp lý (1 cánh tay) với cầu thủ theo kèm

Giữ khoảng cách hợp lý (1 cánh tay) với cầu thủ theo kèm

Giữ khoảng cách thích hợp với người mình theo kèm chính là mấu chốt. Nếu bạn đứng quá gần, họ sẽ dễ dàng cài đè loại bỏ bạn. Còn nếu bạn đứng quá xa, đối phương sẽ có thời gian xử lý bóng và suy nghĩ nên làm gì tiếp theo.

 

Theo kinh nghiệm, khi đội của bạn đang phòng ngự ở 1/3 sân nhà, tất cả các cầu thủ nên giữ khoảng cách với người mình theo kèm là một cánh tay. Nghĩa là khi bạn duỗi thẳng cánh tay, bạn có thể chạm vào đối phương. Khoảng cách này giúp bạn quan sát được tình huống bóng và vẫn kịp thời ngăn chặn nếu đối phương tung cú sút. 

Pha xoạc bóng nóng vội của trung vệ bị Phương "Vertu" trừng phạt bằng bàn thắng đẳng cấp

NỘI DUNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI ĐÂY
Độ cao sẽ thay đổi tùy theo nội dung đã xuất bản

Khi phòng ngự đừng nên nóng vội. Nếu bạn cố gắng đoạt bóng bằng một cú xoạc, gặp phải cầu thủ khéo léo, họ sẽ chỉ chờ có thế để loại bỏ hậu vệ theo kèm. Thay vì như vậy, bạn nên kiên nhẫn đeo bám và không cho họ tung ra pha dứt điểm hoặc đường chuyền. Những chỉ dẫn này và nhiều hơn thế chúng tôi đã từng đề cập trong bài viết TẠI ĐÂY, bạn có thể tham khảo thêm.

Nâng cao nghệ thuật phòng ngự với hậu vệ

NỘI DUNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI ĐÂY
Độ cao sẽ thay đổi tùy theo nội dung đã xuất bản

* Còn tiếp PHẦN 2

BÌNH LUẬN (0)
Ý kiến của bạn