Câu chuyện ‘sới phủi’: Bao nhiêu tiền để 'sao hạng A' đá giải... đồng hương?
Giải Đồng hương có những ông bầu giàu có, có những Mạnh Thường Quân chịu chơi và chịu chi... Vậy những cầu thủ đá giải đồng hương sẽ nhận được nhận bao nhiêu? Liệu có sự mặc cả, cân đong khi chơi cho đội bóng quê hương?.
Nói đến bóng đá phong trào, người ta nói rằng, lợi ích cá nhân sẽ đặt lên trước rồi mới đến tình cảm. Đúng vậy, một cầu thủ phủi, nếu không chơi đội này, anh ta có thể chuyển sang chơi cho đội khác, miễn ra đôi bên “thuận mua vừa bán”. Thậm chí, giữa đội bóng, ông chủ và các cầu thủ còn diễn ra những phân cảnh: mặc cả, thêm bớt, cò kè... trước thời điểm… chốt đơn.
Bản chất của phủi cũng giống như quy luật thị trường. Tất cả đều chịu tác động, ảnh hưởng của quy luật cung - cầu. Cho nên chuyện đi đêm, lôi kéo, chào mời… không có gì lạ lùng. Những vụ lật kèo (nếu có) gần như chịu chi phối của tiền bạc nhiều hơn là tình cảm.
Với giải Hội đồng hương toàn quốc, hoặc nhỏ hơn là các tỉnh, huyện, xã… câu chuyện đặt lên bàn cân dường như ít xuất hiện, thậm chí là không tồn tại. Đơn giản bạn chỉ được phép chơi cho đội bóng quê hương, nơi ông cha mình sinh ra hoặc nơi mình lớn lên, nơi gia đình gắn bó, cư trú hay còn gọi là hộ khẩu… Cho nên có lẽ chẳng ai đòi hỏi về chuyện tiền bạc, ngay cả những ngôi sao hạng A cũng thế, họ cũng chỉ mong có chút xăng xe, lộ phí ăn uống... còn lại tuỳ tâm ở các ông bầu, tuỳ vào điều kiện tài chính của đội bóng.
Có một câu chuyện khác, đã có không ít những tranh cãi về chuyện "khái niệm" thế nào là đồng hương? Thế nhưng, những người làm giải Hội Đồng hương toàn quốc đã giải đáp, đã ra Quy chế, quy định một cách thoả đáng và thuyết phục. Thế nên những câu chuyện kiểu: Tại sao Bầu Nghĩa “Đô la” quê ở Đồng Tháp, từng nằm đội Hội đồng hương Đồng Tháp năm 2022 nhưng năm nay lại dẫn dắt Hội đồng hương Bình Dương… đã không còn xuất hiện.
Thật ra, không phải đội bóng Đồng hương nào đều hoà cùng một khối. Câu chuyện nảy sinh từ cá tính các ông bầu, các cầu thủ hay những xung đột cá nhân… chưa được giải quyết. Năm 2022, nhìn vào Quảng Trị, người ta cảm thấy buồn khi đội bóng này rơi vào cảnh “mỗi người một nơi”. Năm ấy, Luân “sư thầy” và các cầu thủ đã chơi cực kỳ xuất sắc khi chỉ chịu thua SLNA trong trận chung kết. Nhiều người nói, nếu “FC74” có đầy đủ lực lượng, có khi họ trở thành nhà vô địch.
Năm nay, đã có một Quảng Trị hoàn toàn khác. Những ông bầu tâm huyết như bầu Biên, bầu Ân... cùng các Mạnh Thường Quân đã tổ chức hẳn “Hội nghị Diên hồng” để giúp Hội đồng hương Quảng Trị xây mộng quân vương. Vua phủi Cadervila, Hoàng Cao, Hải Cao, Thịnh Messi, Anh Tài, Huy đen… cùng những ngôi sao khác đã đứng cùng một chiến tuyến và chiến đấu cho đội bóng quê hương. Họ cũng nhận sự ủng hộ rất lớn về nguồn lực tài chính lẫn tinh thần. Tiếc thay, Quảng Trị lại bị rơi đài ngay vòng bảng.
Nói chuyện "đầu tiên", có lẽ không ai “đông tiền” hơn Thanh Hoá. Đội bóng xứ Thanh nhà không có gì ngoài các “ông bầu” và sự hậu thuẫn cực mạnh từ những người con “Hoa Thanh Quế”. Người ta nói, trong bóng đá “cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng nhiều tiền”, hẳn có lý do của nó.
Thế nhưng với những giải đấu có tính đặc thù như Giải Hội đồng hương, đôi khi có tiền cũng không mua được hạnh phúc. Đơn giản, bạn không thể dùng đồng tiền để mua được… quê hương, mua được mảnh đất nghĩa tình nơi ông cha mình sinh ra, lập nghiệp.
“Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người”… Vậy thì nếu chiến đấu, nếu rơi nước mắt, thậm chí đổ máu vì quê hương đấy là vinh dự của đời người.
uôc
BÌNH LUẬN (0)
Ý kiến của bạn