Góc chiến thuật: Xây dựng đội bóng sân 7 với sơ đồ 2-3-1
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của từng vị trí thi đấu trong sơ đồ phổ biến 2-3-1.
Vai trò hậu vệ: Trong trường hợp A, mục tiêu chính của cặp hậu vệ là bảo vệ khu vực quan trọng (trung tâm) trước cầu môn. Bộ đôi này có nhiệm vụ phối kết hợp nhịp nhàng, di chuyển và hỗ trợ bọc lót để phòng ngự các đợt tấn công. Trường hợp B là khi đội nhà có bóng, họ sẽ di chuyển lên phía trước để hỗ trợ các cuộc tấn công (tăng phương án phối hợp cho tiền vệ khi muốn chuyền bóng trở lại).
Vai trò tiền vệ: Nhiệm vụ là phải quán xuyến trong cả tấn công và phòng thủ. Các cầu thủ cần phải có thể lực nếu muốn chơi ở vị trí này. Bên cạnh đó, họ phải giỏi trong các tình huống 1 đối 1, có khả năng chuyền bóng để khai thác các khoảng trống ở phía trên.
Vai trò tiền đạo: Đối với trường hợp A, tiền đạo có nhiệm vụ gây áp lực từ sớm với cầu thủ đối phương đang giữ bóng. Ở trường hợp B, tiền đạo là người cung cấp giải pháp chuyền bóng cho các hậu vệ và tiền vệ sau khi đoạt được bóng từ đối phương. Còn ở trường hợp C, tiền đạo là người tham gia tích cực và tấn công trực diện vào hàng thủ đối phương khi đội nhà tổ chức tấn công.
Vận hành lối chơi: Khi tấn công
Các đội bóng nên triển khai lối chơi dựa trên 3 tiêu chí cơ bản: Chắc chắn ở 1/3 phần sân nhà (đưa bóng lên phía trên càng sớm càng tốt, tránh các pha xử lý phiêu lưu ở khu vực nguy hiểm 1/3 giữa sân đổ về); Sáng tạo ở 1/3 giữa sân (nhanh chóng chuyền hoặc dẫn bóng đến những khu vực có ít áp lực phòng thủ của đối phương); Tạo hỗn loạn ở 1/3 sân đối phương (liên tục tham gia vào các tình huống 1v1 và 1v2 để gây áp lực).
Vận hành lối chơi: Khi phòng thủ
Phòng ngự trung lộ: Tiền vệ và hậu vệ cần phải di chuyển “chụm” vào giữa sân. Việc này giúp thu hẹp không gian chơi bóng và ngăn cản đối thủ xuyên phá ở khu vực trước cầu môn, vốn là vị trí dễ bị tổn thương nhất. Tiền đạo cũng có thể lùi sâu hỗ trợ để tạo thêm một gọng kìm từ sau lưng đối thủ.
Phòng ngự ở biên với tiền vệ: Nếu có thể, tiền vệ cánh sẽ là người đầu tiên gây áp lực với đối phương để đoạt bóng. Điều này cho phép các tiền vệ và hậu vệ còn lại tổ chức lại tuyến phòng ngự để hỗ trợ. Lưu ý rằng tiền vệ cánh đối diện nên sẵn sàng di chuyển lùi sâu vào vòng cấm để bảo vệ phía cột xa.
Phòng ngự ở biên với hậu vệ: Khi tiền vệ cánh không kịp lui về tham gia phòng ngự, hậu vệ gần nhất sẽ là người di chuyển tới gần cầu thủ có bóng và gây áp lực. Trong khi đó, các tiền vệ sẽ tận dụng thời gian lùi về vị trí hỗ trợ phòng ngự. Khi hậu vệ di chuyển khỏi vị trí của mình để “nghênh đón” đối phương, điều quan trọng là các cầu thủ còn lại phải khỏa lấp khoảng trống vừa bị bỏ lại.
Tình huống cố định
Đá biên: Tiền vệ cánh bên nào sẽ nên là người thực hiện nhiệm vụ đá biên ở cánh mà anh ta phụ trách. Tiền đạo, tiền vệ trung tâm và hậu vệ sẽ cung cấp 3 lựa chọn để chuyền bóng lên trước, chuyền vào giữa hoặc chuyền về. Tiền vệ cánh đối diện sẽ tìm cách xâm nhập khoảng trống phía sau tiền vệ trung tâm hoặc tiền đạo.
Phát bóng: Khi có tình huống đưa bóng vào cuộc, các hậu vệ, tiền vệ sẽ chiếm vị trí để tạo thành một tam giác lớn. Sau đó sử dụng những đường chuyền ngắn, liên tục theo nhiều hướng để đưa bóng lên phía trước.
Các cách triển khai bóng tấn công trên sân 7 người |
---|
NỘI DUNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI ĐÂY |
Phạt góc: Khi tấn công
Hai hậu vệ nên ở lại phía sau để đề phòng đối thủ phản công nhanh. Một cầu thủ đá phạt góc nhắm vào vòng cấm (tất nhiên đây chỉ là một trong số nhiều bài phạt góc). Ba cầu thủ tấn công sẽ chờ sẵn phía trong để băng vào dứt điểm nếu có cơ hội. Người đầu tiên chạy về phía cột gần, người thứ hai chạy vào trước cửa gôn và người thứ ba tấn công ở góc xa.
Phạt góc: Khi phòng ngự
Trên sân 7, các cầu thủ có thể phòng ngự phạt góc kiểu 1 kèm 1. Điều này bao gồm cả việc theo dõi luôn cầu thủ thực hiện cú đá phạt, tránh trường hợp anh ta phối hợp vòng ngoài với đồng đội. Nhiệm vụ quan trọng với các hậu vệ là ngăn cản không để người mình theo kèm có tư thế dứt điểm thuận lợi.
BÌNH LUẬN (0)
Ý kiến của bạn