Tư vấn giày (Kỳ 2): Chân bè, chân thon và cách chọn giày phù hợp

Hẳn mỗi lần lên mạng chọn giày, không ít cầu thủ phủi lại bắt gặp những lời mời chào kiểu "Giày A hợp chân bè" hay "Chân thon đi giày B là chuẩn bài rồi". Vậy thế nào là chân bè, chân thon?

Ở bài Tư vấn giày kỳ 1, chúng ta đã tìm hiểu về các loại đinh giày bóng đá cơ bản để chọn cho mình loại mặt đế phù hợp với từng mặt sân. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một phần rất nhỏ khi cân nhắc chọn giày ra sân. Phần quan trọng hơn cả là liệu đôi giày ấy có hợp với phom chân của bạn hay không? 

Nhiều người khi mua những đôi giày yêu thích về lại sớm tỏ ra thất vọng vì "giày không hợp phom chân". Kích thước bàn chân của bạn liên quan rất lớn tới việc chọn loại giày và size giày làm sao cho phù hợp nhất. Về cơ bản, chúng ta có thể chia kích thước bàn chân vào 2 dạng cơ bản: thon gọn và bè ngang. 

Theo bạn, đôi giày nào hợp với chân thon và đôi giày nào hợp với chân bè?

Theo bạn, đôi giày nào hợp với chân thon và đôi giày nào hợp với chân bè?


Đôi chân thon gọn thường dễ được tìm thấy ở những người có dáng gầy hoặc nhẹ cân. Đặc điểm của form chân này là bàn chân có ít thịt và mỡ, chủ yếu là xương. Do đó, chân không bị bè sang 2 bên cũng như phồng lên trên. Điều này giúp nhóm cầu thủ chân thon là những người dễ chọn giày hơn cả, vì họ có thể dễ dàng xỏ chân vào bất cứ loại giày nào.

Trong khi đó, những người chân bè lại chủ yếu nặng cân. Cũng giống như phần thân trên của họ, nơi bàn chân sẽ to ra rất nhiều vì tích lũy thịt và mỡ. Do đó, chân sẽ thường xuyên trong tình trạng bè sang 2 bên. Khi ấy, việc xỏ vào những đôi giày được thiết kế ôm chân, có trọng lượng nhẹ sẽ trở thành vấn đề nan giải với nhóm cầu thủ này. 

Dấu chân của chân thon (trái), chân trung bình (giữa) và chân bè (phải)

Dấu chân của chân thon (trái), chân trung bình (giữa) và chân bè (phải)


Có một cách thú vị khác để biết được form chân bạn thon hay bè, đó là... quan sát dấu chân (đương nhiên là chân trần chứ không phải lúc xỏ giày). Bạn có thể thử giẫm chân lên cát hoặc nhúng chân vào nước sau đó đi lại để tạo dấu chân. Nếu phần giữa của dấu chân càng rộng chứng tỏ chân bạn càng bè và ngược lại. 

Việc hiểu rõ form chân của mình sẽ giúp bạn gặp nhiều thuận lợi hơn trước khi cần nhắc chọn mua đôi giày hợp lý, tránh trường hợp "mất tiền mà chẳng nên công cán gì". Và đừng quên trở lại với Bongdaphui.net với kỳ 3 của Tư vấn giày, nơi anh em cầu thủ phủi sẽ được tư vấn kỹ càng hơn về loại giày nào phù hợp nhất với form chân của mình.

>> Tư vấn giày (Kỳ 1): Phân loại đinh giày phù hợp với từng mặt sân

BÌNH LUẬN (0)
Ý kiến của bạn