Những cách thông minh để tránh và điều trị chấn thương trong bóng đá

Không có cách nào để tránh hoàn toàn chấn thương khi chơi bóng đá. Nó có thể đến vào bất kỳ thời điểm nào mà tất nhiên ta không ngờ tới. Nhưng ở chừng mực nào đó, nếu biết cách bạn vẫn có thể giảm thiểu tối đa rủi ro khi chơi bóng, nhất là trên sân phủi. Dưới đây là một vài lời khuyên của chuyên gia vật lý trị liệu Nell Mead.

Các loại chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá:

- Chấn thưng dây chằng

- Chấn thương mắt cá chân

- Căng cơ, bong gân

- Chấn thương gót Achilles

- Chấn thương đầu gối

Ngoài ra còn có những kiểu chấn thương khác nhau và theo cách gọi khác nhau ở nhiều vị trí trên cơ thể. Chẳng hạn như chấn thương đầu và các bộ phận khác trên mặt do va chạm mạnh với đối phương hoặc tiếp đất bị động. Nhưng không phổ biến, có thể gặp ở nhiều môn thể thao khác.

Những cách đơn giản giúp hạn chế chấn thương

Bạn có thể giảm thiểu được đáng kể khả năng chấn thương nếu thực hiện đúng các khâu chuẩn bị trước khi bước vào sân.

- Đeo giày đúng kích cỡ bàn chân. Điều này quan trọng hàng đầu bởi nếu bạn không đi đúng chất lượng và sai lệch về các thông số so với bàn chân sẽ lập tức dẫn đến chấn thương chỉ sau vài bước chạy mà không cần va chạm với cầu thủ đối phương.

- Sử dụng đệm lót ống quyển và bảo vệ mắt cá chân.

- Khởi động kỹ càng trước khi vào sân. Nhiều người chơi nghiệp dư, hay đúng hơn là tham gia bóng đá phủi thường bỏ qua nguyên tắc này. Nhưng nó cực kỳ quan trọng khi các động tác khởi động sẽ đánh thức các cơ, đặc biệt là gân kheo nhằm tránh chấn thương rất hiệu quả.


Cải thiện thói quen tập luyện


Chuyên gia vật lý trị liệu Nell Mead luôn có những giáo án tập luyện khoa học cho từng đối tượng khách hàng của bà. Với các môn thể thao vận động cao như bóng đá, nhà chăm sóc ssc khỏe người Anh thường đưa ra các bài tập nâng cao về độ phản ứng của cơ và các khớp đầu gối.

Bạn không phải đầu tư quá nhiều máy móc để phục vụ cho quá trình tập luyện. Theo bà Nell Mead, một chiếc đệm lắc lưu là đủ để bạn rèn luyện hàng ngày. Khi đứng lên bàn đệm lắc lư, không chỉ cơ đầu gối được hoạt động theo điều khiển từ cường độ mà bạn tạo ra, mà nó còn nâng cao khả năng dẻo dai của các cơ.

Chú ý hơn đến sinh hoạt

Công việc hàng ngày của người chơi bóng đá phủi không chuyên thường ngồi quá nhiều hoặc đứng quá nhiều. Bạn cần thay đổi tư thế thường xuyên bằng các động tác đơn giản hay đi lại nhẹ nhàng để có sự linh hoạt hơn.

Bên cạnh đó, sinh hoạt thiếu điều độ như thức quá khuya, sử dụng chất kích thích hay rượu bia nhiều cũng khiến cơ thể của bạn không đảm bảo thể trạng tốt nhất cho một trận đấu. Tham gia bóng đá phủi thường chúng ta không quá khắt khe về các chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi. Điều này thậm chí sẽ dẫn đến tác dụng ngược khi nó có thể là nguồn cơn khiến bạn chấn thương, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Cách điều trị chấn thương

Phần lớn các chân thương nhẹ trong bóng đá có thể được điều trị bằng "RICE", viết tắt của "nghỉ ngơ, băng bó, hạn chế vận động" - Mà không cần sự can thiệp của bác sỹ. Tuy nhiên, ngay cả phương pháp hồi phục đơn giản trên cũng cần bạn phải có kiến thức nhất định, nếu sai cách sẽ dẫn đến chấn thương kéo dài và hậu quả khó lường.

Nhưng tất cả mọi chấn thương nặng hơn phải được bác sỹ chẩn đoán và chăm sóc. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, mà cầu thủ có thể phải nghỉ ngơi từ một hai tuần cho đến 3 tháng. Nếu phải chườm đá ở nhà thì bạn nên sử dụng túi chườm đá, không dùng trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh.

Xem tiếp phần 2

Những cách "né đòn" để tránh chấn thương trên sân phủi? (P2)

BÌNH LUẬN (0)
Ý kiến của bạn