Tư thế đứng quyết định hiệu suất thi đấu của cầu thủ phòng ngự

Phần lớn những ai từng trải qua các khóa học bóng đá đều có lần nghe HLV của mình nhắc nhở hãy “đứng bằng đầu mũi chân”, đặc biệt là với các thủ môn. Liệu kỹ thuật này có phù hợp trong mọi trường hợp?

>>5 tư thế phòng ngự cầu thủ đá bóng cần phải biết

>> Kỹ năng bóng đá: Hóa giải tiền đạo chơi cài đè

>> Kỹ năng bóng đá: Chiến thắng đối thủ cao lớn trong pha không chiến

Nhiều HLV tin tưởng rằng khi chơi bóng không nên để dồn quá nhiều trọng lượng lên phần gót chân vì sẽ khiến chúng ta trở nên chậm chạp, khó phản ứng với các diễn biến xảy ra. Tuy nhiên, việc đem quan điểm này áp dụng cứng nhắc vào mọi tình huống khiến nhiều cầu thủ thấy bối rối trong hoàn cảnh thủ thi đấu thực tế. 

Trong suốt nhiều năm, các thủ môn cũng nhận được lời khuyên rằng tư thế thuận tiện nhất để bắt bóng là vị trí hai chân tương đối hẹp, khoảng cách bằng chiều rộng của vai và đứng trên đầu các ngón chân. Lý do cho lời khuyên này bởi các HLV tin rằng khi các cơ bắp được kéo căng, thủ môn sẽ có phản ứng nhanh và hiệu quả hơn để cản phá các cú sút.

Trước đây các thủ môn thường được khuyên đứng trên đầu mũi chân để phản xạ cho nhanh nhẹn

 

Lập luận tương tự cũng được sử dụng khi họ dạy các hậu vệ đứng bằng đầu mũi chân trong các tình huống phòng thủ 1v1. Với các hậu vệ, kỹ thuật này là đúng đắn khi và chỉ khi cần di chuyển, bởi họ có thể vận động thoải mái hơn, nhanh nhẹn hơn. Nhưng ở tư thế đứng yên, họ sẽ gặp một số vấn đề bất tiện. 

Khi đứng bằng đầu mũi chân, tư thế cân bằng của cầu thủ sẽ không thật tốt, chủ yếu là do khoảng cách giữa hai chân không đủ rộng. Ở tư thế này, phần thân trên sẽ hơi gập xuống và rướn về phía trước dẫn đến trọng tâm bị hạ thấp. Điều đó khiến cho hai bàn chân gặp bất lợi nếu cần di chuyển sang ngang hoặc bước chéo.

Sức bật, yếu tố quan trọng với mỗi thủ môn, cũng không được tối ưu. Sức bật sinh ra từ sức mạnh của cơ bắp chân. Thế nên thủ môn sẽ không thể sử dụng hết toàn bộ các cơ của mình khi đứng trên đầu mũi bàn chân. Việc xoay trở của đôi chân thủ môn cũng sẽ kém linh hoạt do bước di chuyển ngắn.  

Bởi những lý do trên, kỹ thuật này không phải lúc nào cũng nên sử dụng lúc thi đấu. Nó có những hạn chế rất rõ ràng. May mắn cho các cầu thủ, đặc biệt là các thủ môn, họ có thể tránh sai lầm này bằng một lời khuyên sau:

Tư thế đúng cho các thủ môn là đứng dang rộng hai chân vượt qua chiều dài của vai. Như Manuel Neuer trong bức ảnh dưới đây là một ví dụ điển hình của một thủ môn sử dụng tư thế đứng đúng đắn, và cũng áp dụng cho tất cả các vị trí phòng thủ khác trên sân.

Tư thế chuẩn để thủ môn đạt trạng thái tốt nhất

Tư thế đứng của cầu thủ đóng một vai trò trung tâm trong những việc anh ta sẽ đạt hiệu suất đến đâu trong các động tác chơi bóng. Vì vậy, đừng bao giờ xem nhẹ việc rèn luyện tư thế của mình sao cho đạt sự cân bằng và ổn định nhất.

Tại sao đứng trên ngón chân không thuận tiện để chơi bóng?

+ Sự cân bằng sẽ kém vì vị trí chân song song và không ổn định. Bạn sẽ dễ mất trọng tâm, ngã về phía trước hoặc ngã ngửa ra sau.

+ Khả năng di chuyển bước chéo bị giảm bởi xương chậu bị “khóa” (bạn sẽ có ít cử động ở phần hông).

+ Khi cần xoay người cũng gặp khó khăn và mất nhiều thời gian vì bàn chân đứng song song và xương chậu bị khóa (một lần nữa, đây là do sự chuyển động hạn chế của phần hông).

+ Không tận dụng được hết sức mạnh của các cơ bắp dưới chân.

BÌNH LUẬN (0)
Ý kiến của bạn