Cách thức và chiến lược phòng ngự trong bóng đá (phần 2)

Những pha bóng tấn công mang lại cảm xúc cho bóng đá, nhưng cách chúng ta phòng ngự mới là yếu tố tiên quyết tạo nên thành công lâu dài cho đội bóng.

>>Cách thức và chiến lược phòng ngự trong bóng đá (phần 1)

>> Kinh nghiệm phòng ngự tình huống ở biên

>> Các vấn đề cơ bản trong phòng ngự

>> Hậu vệ làm thế nào để phòng ngự hiệu quả?

>> 5 tư thế phòng ngự cầu thủ đá bóng cần phải biết


5. Giữ đối phương xa khu vực nguy hiểm

Đối thủ càng tiếp cận được gần cầu môn, cơ hội ăn bàn của họ càng lớn. Vì vậy, cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ đó là đảm bảo giữ họ ở xa “vùng nguy hiểm” (vòng cấm) càng nhiều càng tốt.

Hãy cố gắng ngăn chặn đường di chuyển của họ và hướng họ ra những khu vực ít có khả năng uy hiếp cầu môn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn phải chú ý không để cho họ phối hợp với đồng đội, bởi giả sử cầu thủ đối phương bị ép ra biên nhưng lại căng được bóng vào trong cho đồng đội thì khả năng ăn bàn cũng sẽ rất cao.

6. Cản phá cú sút

Ngay cả khi chúng ta đã làm rất tốt việc giữ đối phương ngoài vùng nguy hiểm, không để cho họ đi bóng vượt qua thì cầu môn đội nhà vẫn chưa chắc chắn được an toàn. Nguy cơ vẫn có thể đến từ một cú sút xa, dù rằng khả năng thành công không lớn như dứt điểm cự ly gần, nhưng chúng ta vẫn không được phép cho đối phương có cơ hội. 

Chìa khóa để thực hiện điều này là đảm bảo rằng anh em áp sát kịp thời và giữ khoảng cách đủ gần với đối phương. Một số hậu vệ cho rằng phòng ngự là phải co về thật nhanh trước cầu môn nhà, nhưng họ quên rằng đôi khi việc áp sát đối phương nhanh chóng mới là cách phòng ngự hiệu quả. Nhưng hãy nhớ là không tiếp cận quá gần sẽ dễ bị đối phương vượt qua.

7. Phòng ngự từ người gần bóng nhất

Cầu thủ đang đứng gần người có bóng của đối phương nhất phải là người đầu tiên có trách nhiệm phòng ngự. Đơn giản là vậy. 

Nếu bạn là cầu thủ đứng gần bóng nhất, bạn cần đưa ra quyết định: nên gây áp lực với đối thủ hay giữ vị trí của mình. Nếu có sự hỗ trợ của đồng đội thì bạn có thể tập trung đeo bám cầu thủ đối phương đang cầm bóng. Còn nếu bạn chỉ một mình, bạn cần phải cân nhắc giữ vị trí sao cho kéo dài được thời gian để chờ đồng đội kịp hỗ trợ.

8. Gây áp lực đúng cách

Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất khi áp sát gây sức ép với đối thủ là cần phải tiếp cận thận trọng. Nếu chúng ta lao rầm rầm về phía đối thủ, họ chỉ cần đẩy bóng chạy là chúng ta không bao giờ xoay người kịp để đuổi theo.

Thay vào đó, áp sát nhanh chóng để họ không có thời gian tung cú sút, nhưng đồng thời khi đến gần cần chậm lại bằng những bước chạy ngắn. Như trong hình dưới đây là tư thế phù hợp khi tiếp cận gần đối phương.


Chỉ cần nhớ:

+ Khi đối thủ đang ở trong khu vực nguy hiểm gần cầu môn của chúng ta, dù họ có bóng hay không thì anh em cũng cần phải chắc chắn giữ khoảng cách với họ không xa quá 1 sải tay. 

+ Đầu gối hơi chùng xuống để hạ thấp trọng tâm. Điều này cho phép anh em nhanh chóng phản ứng với mọi sự xoay chuyển hướng để chắc chắn rằng anh em luôn có thể chắn giữa đối phương với cầu môn.

+ Kiên nhẫn quan sát thay vì vội vàng tắc bóng.

+ Đứng bằng đầu mũi chân giúp di chuyển linh hoạt.


9. Luôn kiên nhẫn

Chìa khóa để phòng ngự hiệu quả là sự kiên nhẫn. Nóng vội nhao vào tranh bóng với những đối thủ có kỹ thuật tốt là quyết định ngu ngốc, vì họ có thể dễ dàng rê bóng qua chúng ta.

Thay vào đó, kiên nhẫn chờ đợi đối phương phạm sai lầm, không để họ vượt qua được, ép họ ra xa khỏi khu vực nguy hiểm, chặn tầm nhìn của họ về cầu môn và hạn chế cơ hội để họ tung cú sút… Đó là những ưu tiên hàng đầu khi phòng ngự.

Tất nhiên chúng ta có thể thực hiện những cú tắc đoạt bóng, nhưng cần chờ đợi thời cơ xuất hiện. Đó là khi họ đỡ bóng không tốt, để bóng vượt khỏi tầm kiểm soát hoặc không có tư thế thuận lợi để che chắn bóng… Đó là những thời điểm anh em có thể thực hiện cú tắc bóng.

10. Hỗ trợ đồng đội

Mặc dù nhiệm vụ cần tập trung của chúng ta là đeo bám cầu thủ đang trong phạm quản lý của mình, nhưng cũng cần có ý thức hỗ trợ đồng đội nếu họ đang gặp khó khăn. Điều đó nghĩa là phải luôn sẵn sàng bọc lót cho đồng đội của mình.

Một hậu vệ tốt là người vừa hoàn thành nhiệm vụ phòng ngự của mình, vừa bao quát cả các vị trí đồng đội xung quanh. 

Trong ví dụ ở hình trên, cầu thủ B đã chọn một vị trí mà anh ta không chỉ che mặt được đối thủ của mình, mà còn sẵn àng hỗ trợ A nếu đối phương vượt qua anh ta.

11. Giao tiếp

Chúng ta sẽ không bao giờ phòng ngự tốt nếu các cầu thủ cứ âm thầm đá, không có sự liên lạc nhau. Đồng đội chính là tai mắt giúp chúng ta mở rộng tầm quan sát. Giả sử nếu có cầu thủ luồn ra sau lưng chúng ta, đồng đội có thể báo cho chúng ta biết để đề phòng.


Kết luận

11 lời khuyên mà chúng tôi đã trình bày, nếu anh em thực hiện đúng, chắc chắn hiệu quả phòng ngự sẽ tốt hơn hẳn. Tuy nhiên, chắc chắn vẫn còn nhiều điều chúng tôi chưa thể biết hết, rất mong anh em sẽ có thêm những bổ sung dựa trên kinh nghiệm thi đấu của bản thân để cùng trao đổi.

BÌNH LUẬN (0)
Ý kiến của bạn