- Trang chủ
- Tin Tức
- Bạo lực sân phủi - bài 1: Chiếc tivi cũ của mẹ Hậu & chuyện Vua áo đen bị rượt té khói
Bạo lực sân phủi - bài 1: Chiếc tivi cũ của mẹ Hậu & chuyện Vua áo đen bị rượt té khói
Dương Trọng Hậu (Quốc An - Quốc Michel) khoe một tấm hình, từ Phú Yên, người mẹ đáng kính của anh đang chăm chú ngồi trước màn trình theo dõi cậu con trai của mình và đội bóng thi đấu. Đó là một hình ảnh biết nói và rất đáng trân quý.
Hạnh phúc đến từ những điều giản dị nhất
Đấy là trận đấu mà Dương Trọng Hậu (hay cái tên khác là Giàu) đã chơi cực hay khi anh được đẩy ra biên, với nhiệm vụ phong tỏa các “họng pháo” bên đại kình địch Charme Perfume, vốn đang cạnh tranh chức vô địch Sài Gòn League 2019 với Quốc An Quốc Michel.
Hậu “Canna” lần lượt khiến Thịnh Messi, Hữu Tài, Sỹ Minh phải khóc thét vì những pha vào bóng chính xác của anh. Nếu có một giải thưởng nói cho sang miệng “man of the match” thì nó khó thoát khỏi bàn tay của Hậu. Với chàng trai đến từ Phú Yên, anh không cần giải thưởng bởi đội thắng, bầu vui, anh em được trận cười, thế là quá sướng trong người.
Cũng chẳng ngờ, Hậu còn nhận được món quà lớn hơn nhiều. Anh chàng có khuôn mặt ưa cười này nhận được hàng tá nhắn tin chúc mừng muốn... cháy máy. Bất ngờ hơn cả, buổi chiều hôm ấy, người mẹ của Hậu gọi điện cho con trai để chia sẻ niềm vui thắng trận.
Dương Trọng Hậu (phải) đã nhận được món quá ý nghĩa từ người mẹ đáng kínhBản thân Hậu bất ngờ vì chẳng nghĩ, mẹ anh lại dành hàng tiếng đồng hồ để ngồi xem con trai chơi một trận bóng.. phủi, đôi khi vốn được cho là vô bổ, chẳng có gì vui. Sáng hôm sau, Hậu còn nhận được một tấm hình ghi lại cảnh mẹ anh lủi thủi ngồi trước chiếc tivi đã cũ sờn đầy xúc động. Thấy vậy, người đồng hương của Hậu, Hữu Ngô bèn đánh tiếng đề nghị cậu bạn của mình mua tặng mẹ một cái ti vi mới và to hơn để xem con trai đá bóng.
Hạnh phúc của cuộc đời đôi khi đến từ những điều tưởng chừng như giản dị nhất. Nhưng không phải ai có được những hạnh phúc như Hậu bởi khi con ra sân tìm niềm vui và cũng kiếm cơm, thì đâu đó, có những người mẹ cũng phải lặn lội thân cò nơi quãng vắng.
Chơi có ý thức, chơi để tận hưởng
Câu chuyện của mẹ Hậu chẳng liên quan gì đến chuyện những ông Vua áo đen bị rượt đuổi và phải chạy trối chết trên sân. Thậm chí, sẽ có người cho đấy là điều nhảm nhí, tào lao nếu đặt bên cạnh nhau. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ đến câu chuyện: ba mẹ chờ đợi con trai, vợ ngồi xem ông chồng, hay cậu con trai ngồi ngóng trông người cha đi đá bóng chưa?. Có thể là chưa và cũng có thể là đã từng?!.
Thực tế, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, dường như các trận đấu từ giải nhỏ đến giải lớn, giải của công ty đến tập đoàn, của phường xã lên đến quận, tỉnh... đều được livestream. Thậm chí, công nghệ sử dụng của các “đài phủi” còn ăn đứt một số đài chuyên nghiệp.
Dương Trọng Hậu cũng là một người chơi công nghệ nhưng anh chưa không bao giờ dám nghĩ rằng, mẹ lại là một khán giả của công nghệ livestream. Hậu kể, mẹ anh dạo này rất hay xem đá bóng theo kiểu như thế nhưng thật may, có những trận mẹ không xem, bởi cầu thủ quá “hổ báo” đòi “xử đẹp” hay dí trọng tài chạy quanh sân như phim hình động, xã hội đen.
Đúng vậy, chứng kiến cảnh đó, nếu là phụ huynh, bậc làm cha làm mẹ, có lẽ chẳng ai dám cho con em mình đi đá bóng hay làm trọng tài bởi nó chẳng khác gì “nghề nguy hiểm”. Lỡ không may có chuyện gì thì chẳng biết bấu víu vào đâu vì một sự thật, ở các giải phủi, chẳng bao giờ có chế đội bảo hiểm đôi chân, thậm chí tính mạng như bóng đá chuyên nghiệp. Hoặc nếu có thì anh ta cũng chỉ chờ sợ giúp đỡ của ông bầu hay các đồng đội hỗ trợ và hết.
Câu chuyện bạo lực trên sân phủi đã là cơn đau đầu kinh niên của các nhà làm giải. Tất nhiên, với một số giải đấu có danh tiếng, uy tín như HPL, SPL, Sài Gòn League... thì mọi thứ đã đi vào quy cũ. Tức các nhà làm giải có chế tài, hệ thống luật lệ rõ ràng cho những người chơi và đấy cũng là cách đưa giải đến bến bờ thành công.
Nhưng có hàng trăm đến hàng nghìn giải đấu đang cõng theo những “lỗ hổng” vô cùng . Đó không chỉ là luật lệ, chế tài mà còn là công tác trọng tài, an ninh trật tự, y tế... Tất nhiên, chẳng phải các nhà tổ chức không biết hay nhắm mắt làm ngơ, mà dường như họ quá chờ đợi , hy vọng vào những người chơi. Cụ thể ở đây là văn hóa tự giác, ý thức chơi của từng ông bầu, cầu thủ tham gia.
Và bóng đá là sự sẻ chia với đồng nghiệp, đồng đội và cả cộng đồng
Bóng đá là một môn thể thao đối kháng nên những va chạm trên sân là điều không thể tránh khỏi. Trên sân phủi, điều này lại càng dễ xẩy ra. Lấy ví dụ, chỉ cần cái đầu của ông bầu “bốc hỏa” rất dễ dẫn đến những hệ lụy khó lường và nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến giải đấu. Rất nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra khiến cho người ta dị nghị, “sới phủi” chẳng khác gì một cái chợ, ai thích làm gì thì làm, thay vì cùng chung tay để tổ chức một sân chơi của cộng đồng phủi.
HPL (Hà Nội Premier Leaugue - Giải phủi ngoại hạng Hà Nội) có một câu slogan rất đáng để các giải đấu phong trào học hỏi: “Chơi có ý thức và chơi để tận hưởng”. Đấy không phải là một câu hô khẩu hiệu mà nó là khát vọng của nhà tổ chức và cũng là sự cầu thị để mỗi cuối tuần, mỗi trận đấu là một ngày hội. Nơi ấy không chỉ có nụ cười và còn có những món quà vô giá như chàng trai Dương Trọng Hậu nhận được từ người mẹ của mình từ quê nhà.
Tóm lại, hợp tác, chia sẻ và quyết liệt có thể sẽ tạo ra một sân chơi “xanh, sạch, đẹp” cho bóng đá phong trào. Để có được điều đó, nỗ lực của BTC thôi là chưa đủ mà còn có sự hợp tác từ người chơi, từ trọng tài và các bên liên quan...
Bài 2: Khi sân phủi bị biến thành “cái chợ”, các ông bầu, Vua áo đen và thánh bào nói gì?
BÌNH LUẬN (0)
Ý kiến của bạn